Hướng dẫn cách làm podcast cơ bản cho người mới bắt đầu

Đánh giá post

Podcast hiện nay là nền tảng được giới trẻ ưa chuộng. Nếu bạn không có nhiều thời gian để ngồi đọc sách hay tiếp thu thêm những kiến thức bên ngoài thì lựa chọn sử dụng podcast là tối ưu nhất. Chính bởi điều đó, nhiều người đã bắt đầu xây dựng kênh podcast cho riêng mình. Vậy cách làm podcast làm sao? Và cần chuẩn bị những gì khi làm kênh podcast? Bài viết này, cùng phần mềm MKT tìm hiểu cách làm podcast cơ bản cho người mới bắt đầu nhé.

I. Podcast là gì? Vì sao nên xây dựng kênh podcast

Podcast là nền tảng âm thanh cho phép bạn đăng tải các tệp tin audio của mình. Người nghe có thể nghe tệp tin âm thanh của bạn qua các nền tảng ứng dụng khác như Spotify, Apple Podcast, Google Podcast,… Hơn thế nữa, người dùng có thể đăng ký hoặc tải tệp tin âm thanh đó về máy đơn giản.

Cách làm podcast cơ bản
Cách làm podcast cơ bản

Vì sao nên xây dựng kênh podcast từ sớm?

Có một điều thay đổi rõ rệt với người dùng hiện nay rằng, họ hiếm khi tìm đọc một cuốn sách hay dành thời gian theo dõi video chia sẻ kinh nghiệm trên các nền tảng mạng xã hội khác. Điều này làm giảm đi lượng thông tin truyền tải đến người dùng. Không phải do người dùng hiện nay lười tìm kiếm thông tin mà đó là do các hình thức truyền tải thông tin cũ đã kém đi hiệu quả. 

Podcast là là cách tuyệt vời để kết nối người dùng tốt hơn, làm cách lan truyền thông tin đến nhiều người dùng thú vị và phong phú hơn. Họ có thể nghe tiếng nói của bạn, cảm nhận được giọng của bạn và đồng thời vẫn có thể làm các việc khác. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của podcast so với các loại hình khác, bạn không cần phải ngồi một chỗ để đọc một cuốn sách hay phải dán mắt vào một màn hình video.

Với một kênh podcast người dùng hoàn toàn có thể cắm cái tai nghe vào và sau đó họ có thể vừa làm việc, vừa nấu ăn, vừa di chuyển… vừa nghe những hướng dẫn, chia sẻ, học những kiến thức từ kênh podcast của bạn.

Hơn nữa với sự phát triển không ngừng của voice search (tìm kiếm bằng giọng nói) và các thiết bị loa thông minh tích hợp trợ lý ảo thì âm thanh sẽ lên ngôi. Vì thế podcast sẽ là một điều mà bạn không thể bỏ qua!

II. 3 yếu tố cần thiết để tạo dựng kênh podcast cơ bản

Để xây dựng một kênh podcast cũng cần có quy trình và phải chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản. Sau đó, bạn có thể sản xuất nội dung âm thanh ngay lập tức và đăng tải trên nhiều ứng dụng khác nhau. Dưới đây là 3 yếu tố bắt buộc cần có để xây dựng một kênh podcast cơ bản:

1. Xác định chủ đề

Chủ đề là điều đầu tiên cần chú ý đến, người dùng sẽ tìm kiếm đến bạn nếu chủ đề của bạn kết nối được với điều mà họ mong muốn. Lựa chọn chủ đề là bước khó khăn nhất, bạn có thể chọn chủ đề theo sở thích của mình, điểm mạnh, lợi thế của hình hoặc lựa chọn theo nhu cầu tìm kiếm của thính giả. Điều bạn nên biết rằng, hãy lựa chọn chủ đề đủ rộng để từ đó khai thác được các nội dung liên quan đến chủ đề đó. Dưới đây là một số chủ đề bạn có thể tham khảo:

  • Podcast chữa lành bản thân.
  • Podcast chia sẻ kinh nghiệm.
  • Podcast phát triển bản thân.
  • Podcast học tiếng Anh.
  • Podcast về sách nói.
  • Podcast kể chuyện đời thường.
Cách làm podcast cơ bản
Cách làm podcast cơ bản

2. Kỹ thuật

Kỹ thuật cụ thể là nơi lưu trữ các tập tin âm thanh và cách thiết lập để gửi kênh podcast của bạn lên các dịch vụ nghe podcast toàn cầu như Google Podcast, Apple Podcast, Spotify… Hiện nay sẽ có 2 giải pháp để bạn bắt đầu tạo ra kênh podcast của mình.

  • Giải pháp thứ nhất: Bạn cần có một dịch vụ lưu trữ các tệp tin âm thanh hay còn gọi là dịch vụ podcast hosting. Với cách này bạn mới có nguồn cấp dữ liệu (RSS Feed) để gửi kênh podcast của bạn lên Google Podcast, Apple Podcast, Spotify… 
  • Giải pháp thứ hai: Sử dụng dịch vụ lưu trữ âm thanh trực tuyến, ví dụ như SoundCloud. Với cách này, khi đã có file âm thanh bạn có thể nhúng trình phát âm thanh đó vào blog. Cách này tuy đơn giản nhưng hạn chế là bạn không có nguồn cấp dữ liệu của kênh podcast do đó bạn không thể gửi lên Google Podcast, Apple Podcast, Spotify…

3. Thiết bị thu âm

Để bắt đầu làm podcast thì thiết bị thu âm là điều kiện tiên quyết. Nhưng giai đoạn ban đầu, bạn đừng quá quan tâm đến chất lượng của thiết bị thu âm. Sau một thời gian tạo lập kênh podcast thì bạn có thể hiểu hơn về thiết bị và nâng cấp dần dần. Hãy lựa chọn cho mình một không gian thoải mái nhất có thể để có tâm trạng sản xuất ra những tập podcast đầu tiên nhé.

III. Cách làm podcast qua 4 bước cơ bản

Khi đã đáp ứng được 3 yêu cầu trên thì bạn đã có thể bắt đầu làm podcast cơ bản rồi, làm podcast không khó, chỉ cần bạn đủ kiên trì và cố gắng thì mọi vấn đề sẽ là điều đơn giản. Dưới đây là 4 bước để hoàn thiện một tập Podcast cơ bản:

1. Lên kế hoạch nội dung

Khi bắt đầu vào một tập podcast, bạn cần xác định rằng mình sẽ nói gì ở tập phát sóng này? Bao lâu thì sẽ có một tập ? Và chủ đề nội dung sẽ cung cấp kiến thức gì?… Có một kế hoạch nội dung tốt sẽ giúp bạn dễ dàng liên kết các tập với nhau. Và bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng outline chi tiết cho một tập phát sóng. Có một kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn không bị lạc chủ đề, và quên mất đi ý chính trong nội dung mà bạn truyền tải. 

Nội dung podcast thường có 2 loại đó là:

  • Podcast solo (độc thoại): Là loại podcast bạn tự nói, tự thu âm.
  • Podcast đối thoại, chia sẻ, phỏng vấn khách mời: Đây là loại podcast thu hút người nghe rất tốt, ở đó bạn có thể mời khách mời chia sẻ về chủ đề nào đó. Hoặc bạn cũng có thể đóng vai trò là người phỏng vấn, để khách mời chia sẻ những kinh nghiệm của họ.

2. Chuẩn bị thiết bị thu âm

Nếu bạn thật sự muốn kênh podcast của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, âm thanh chất lượng hơn thì hãy đầu tư cho mình một micro thu âm chuyên nghiệp. Với một chiếc micro thu âm chuẩn bạn sẽ loại bỏ được hầu hết tiếng ồn, lọc âm tốt hơn và chắc chắn bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chỉnh sửa sau khi thu âm.

Bạn nên dùng một chiếc micro thu âm có thể kết nối với laptop qua cổng USB, tức là bạn chỉ cần kết nối nó với máy tính và bắt đầu ghi âm ngay mà không cần sử dụng thêm các cổng kết nối phức tạp. Có rất nhiều mẫu mã micro khác nhau và tùy vào ý thích của bạn mà lựa chọn một micro phù hợp nhất.

Chuẩn bị thiết bị thu âm
Chuẩn bị thiết bị thu âm

3. Chỉnh sửa phần thu âm

Sau khi thu âm xong, bạn cũng cần chỉnh sửa phần thu âm này vì không thể cứ thế mà đăng tải lên mạng xã hội được. Phần mềm Audacity là một lựa chọn hàng đầu cho bạn, đây là một phần mềm miễn phí có hỗ trợ giao diện tiếng Việt. Bạn cũng có thể thu âm và chỉnh sửa sau đó xuất ra định dạng file mp3 một cách nhanh chóng.

Học cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa âm thanh cần một chút thời gian. Đối với Audacity sau khi kết nối micro bạn chỉ cần bật chức năng ghi âm, tìm hiểu một số thao tác như cắt ghép, loại bỏ tiếng ồn, tăng chỉnh cường độ âm thanh và xuất file ra dưới dạng mp3 là được.

4. Đăng podcast lên đa nền tảng

Giai đoạn cuối cùng là đăng tải podcast lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Hãy lựa chọn nền tảng thích hợp nhất để tiếp cận được với thính giả của bạn. Có một số nền tảng phổ biến hiện nay như Spotify, Apple Podcast,… Đây là những nền tảng nghe nhạc phổ biến vì thế là cơ hội để bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. 

Đăng podcast đa nền tảng
Đăng podcast đa nền tảng

Trên đây, phần mềm MKT đã hướng dẫn bạn cách làm podcast cơ bản nhất nếu bạn là người mới. Tạo lập cho riêng mình một kênh Podcast từ sớm là một lợi thế lớn vì Podcast ngày càng phát triển. Đây cũng có thể là nơi để bạn chia sẻ những tâm tư, tình cảm và thể hiện cảm xúc bản thân qua từng ngày. Phần mềm MKT tin rằng bạn sẽ làm được. Chúc bạn may mắn và thành công.

Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Các bạn kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0889 922 600

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmarketingonline.vn

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCzT9f4tX-o4oQpVbHTdm_sA

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong