Rebranding là gì? Mục đích và cách thực hiện rebranding

5/5 - (1 bình chọn)

Rebranding là gì ? – Rebranding dịch nôm na là làm mới thương hiệu, được thực hiện khi mà một thương hiệu muốn thay đổi để phát triển bởi những tác động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong bài viết này, phần mềm Marketing sẽ giúp bạn giải nghĩa rebranding là gì và cách thực thực hiện rebranding nhé!

I. Rebranding là gì? Phân loại rebranding

1. Rebranding là gì?

Rebranding là quá trình thay đổi và cải thiện hình ảnh, thông điệp hoặc tên của một thương hiệu nhằm tạo ra một sự thay đổi tích cực và tươi mới cho thương hiệu, từ đó nâng cao giá trị và danh tiếng của thương hiệu, tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Rebranding là gì
Rebranding là gì

2. Phân loại rebranding

Việc tái cấu trúc thương hiệu không nhất thiết là phải làm mới hoàn toàn thương hiệu. Nó có thể chỉ thay đổi một phần thương hiệu như logo, tên, chiến dịch tiếp thị,… Vì thế thường có 3 loại rebranding như sau:

Làm mới thương hiệu 

Chuyển đổi thương hiệu từ thương hiệu cũ thành thương hiệu mới giúp cho doanh nghiệp luôn được cập nhật. Có thể thay đổi về kiểu dáng, kích thước logo cho phù hợp với xu hướng thị trường hoặc phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.

Hợp nhất thương hiệu

Là chiến lược khi hợp nhất 2 thương hiệu lại thành một thương hiệu mới. Đây là cách thức tốt để doanh nghiệp thống nhất trong hoạt động.

Đổi mới toàn bộ thương hiệu

Là hình thức đại tu toàn bộ mọi thứ liên quan tới thương hiệu. Quá trình này áp dụng với những doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận, định hướng chiến lược kinh doanh sang một lĩnh vực khác.

Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập lại hình ảnh thương hiệu và xuất hiện như một thương hiệu hoàn toàn mới trên thị trường.

II. Mục đích của việc rebranding.

1. Thích nghi thị trường mới

Sự đổi mới liên tục trong xu hướng thị trường cùng với sự xuất hiện của các thương hiệu mới hay những thay đổi trong hành vi, nhu cầu của khách hàng. Điều này tác động không nhỏ đến rebranding để thương hiệu làm mới mình, lấy lại các lợi thế đã có.

2. Cải thiện hình ảnh thương hiệu

Trong quá trình phát triển thương hiệu không thể tránh khỏi các scandal, hay pháp lý không mong muốn khiến cho thương hiệu bị ảnh hưởng không hề nhẹ. Lúc này, rebranding là cách để doanh nghiệp xây dựng và tạo dựng lại lòng tin với khách hàng.

3. Tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh rất nhiều thương hiệu nổi lên thì rebranding có thể giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng với khách hàng thông qua chiến dịch hoặc slogan cụ thể. Điều này làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tạo ấn tượng mạnh với khách hàng.

Rebranding là gì
Rebranding là gì – Rebranding tạo sự khác biệt

4. Mở rộng hoặc thay đổi khách hàng mục tiêu

Khi thương hiệu muốn mở rộng hoặc thay đổi mục tiêu khách hàng, rebranding có thể giúp xác định lại hình ảnh và thông điệp để thu hút nhóm khách hàng mới. Việc thay đổi mục tiêu khách hàng có thể yêu cầu thương hiệu thay đổi cách tiếp cận và phân phối sản phẩm, và rebranding có thể giúp tạo ra một hình ảnh phù hợp với nhóm khách hàng mới mà thương hiệu muốn tiếp cận.

III. Dấu hiệu cho thấy cần phải thực hiện rebranding

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thực hiện rebranding, điều này chỉ cần thiết khi thương hiệu đã cũ hoặc thương hiệu đang gặp ảnh hưởng tiêu cực,… Nếu gặp phải các dấu hiệu sau đây, thương hiệu của bạn cần được làm mới.

1. Danh tiếng thương hiệu đi xuống

Doanh nghiệp của bạn có thể bị hủy hoại hoàn toàn bởi danh tiếng ngày càng xấu đi. Nhưng với cách đổi mới thương hiệu, bạn sẽ lại có cơ hội để tiếp cận thị trường và sửa chữa những lỗi lầm của mình. Tuy nhiên, hãy đảm bảo quá trình đổi mới của bạn thật khôn khéo và có những định hướng đi đúng đắn khác hẳn “vết xe đổ” trước đó.

2. Hình ảnh nhận diện gặp vấn đề

Không ít doanh nghiệp cũng đang muốn “rũ bỏ” hình ảnh nhận diện cũ bởi vấn đề của họ gặp phải. Ví dụ về thương hiệu Burberry, từ biểu tượng thời trang “đồng phục”, khẳng định địa vị của những tên côn đồ, băng đảng trở thành thương hiệu thời trang cao cấp, xa xỉ bậc nhất nước Anh.

3. Thay đổi tầm nhìn, sứ mệnh

Khi muốn thay đổi tầm nhìn và sứ mệnh, xác định hướng đi khác cho doanh nghiệp của bạn thì có thể chọn rebranding thay vì tạo ra một thương hiệu hoàn toàn mới. Việc định vị lại thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào định hướng mới. Nó có thể bao gồm cả thay đổi logo, slogan, sản phẩm,…

Rebranding là gì
Rebranding là gì – Rebranding khi thay đổi tầm nhìn, sứ mệnh

4. Xu hướng thị trường

Thị trường vẫn luôn thay đổi từng ngày, nếu bạn chỉ “dậm chân tại chỗ” và giữ khư khư những gì đã cũ, khách hàng cũng sẽ bỏ bạn mà đi. Bởi vậy, đừng quên đổi mới bản thân để đưa làn gió mới tới khách hàng và thu hút họ lại một lần nữa.

IV. 7 bước thực hiện rebranding

Khi bạn muốn thực hiện rebranding, điều quan trọng là bạn cần có chiến lược và quy trình nhất định, bạn có thể tham khảo quy trình sau đây:

1. Định vị thương hiệu

Bước đầu tiên trong rebranding là bạn cần phải định vị lại vị trí của thương hiệu. Đây như là chìa khóa để đưa thương hiệu của bạn thành công hơn. Để định vị thương hiệu, bạn cần trả lời những câu hỏi cơ bản như: “Bạn là ai?”, “Bạn đang làm gì?”, “Bạn muốn biết đến vì điều gì?”, “Thời điểm này có thực sự là đúng đắn”. Hãy xác định rõ mục đích của việc rebranding lần này là gì để chắc chắn rằng bạn đã đi đúng hướng.

2. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là việc làm quan trọng, bạn cần xác định rõ thị trường mục tiêu bạn đang hướng tới là gì, thị trường đó như thế nào,… Xác định thị trường là bước quan trọng để bạn xác định thêm tệp khách hàng mục tiêu bạn đang hướng tới. Quá trình nghiên cứu tốt sẽ hình thành thương hiệu tốt, bạn càng có nhiều kiến thức thì khả năng tiếp cận sáng tạo của bạn càng cao.

3. Điểm khác biệt của thương hiệu

Bạn có hàng nghìn đối thủ giống bạn trên thị trường, vì thế bạn cần tạo ra điểm khác biệt mấu chốt để khách hàng biết thương hiệu của bạn và tương tác với thương hiệu. Trong quá trình tìm điểm khác biệt của thương hiệu, bạn nên tham khảo những giá trị cơ bản mà thương hiệu của bạn đem lại:

  • Sứ mệnh: Sứ mệnh sẽ xác định mục đích công ty phục vụ khách hàng và xã hội nói chung. Sứ mệnh cho nhân viên biết mình đang thực hiện điều gì.
  • Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của công ty giải thích lý do tại sao bạn đang làm việc hướng tới tầm nhìn của mình và tại sao bạn cam kết thực hiện sứ mệnh của mình. 
  • Thông điệp: Cần được thiết lập với tính nhất quán để định vị thương hiệu mới trên thị trường một cách hiệu quả.
  • Tên thương hiệu: Phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh, là điều dễ nhận biết nhất trong quá trình rebranding.
  • Slogan thương hiệu: Điều này sẽ phản ảnh được tầm nhìn, sứ mệnh và đôi khi sẽ truyền tải thông điệp qua slogan. Khẩu hiệu càng tốt thì mức độ nhận biết thương hiệu cũng sẽ cao.

4. Thiết kế điểm chạm

Bạn cần lập danh sách chi tiết tất cả các điểm chạm thương hiệu cần đổi mới, bao gồm logo, bộ nhận diện thương hiệu, website, danh thiếp, bảng hiệu,… Mỗi khi thử nghiệm một thiết kế mới, hãy tự hỏi liệu nó có phù hợp chiến lược thương hiệu của bạn hay không? 

Hãy đảm bảo tất cả những yếu tố bạn sử dụng phải hỗ trợ cho việc tạo dựng bản sắc thương hiệu riêng biệt và mang lại cho khách hàng trải nghiệm nhất quán, nhắm đúng mục tiêu.

Tạo điểm chạm là cách để bạn đưa thương hiệu tới khách hàng. Đó là mọi thứ để khách hàng nhận ra thương hiệu của bạn (bao gồm cả phong cách, hình ảnh, màu sắc, font chữ, logo và thông tin nhân sự,…)

Rebranding là gì
Rebranding là gì – Tạo điểm chạm giữa khách hàng và thương hiệu

5. Chuẩn bị nội bộ

Làm mới thương hiệu là quá trình điều chỉnh nội bộ doanh nghiệp nhìn nhận theo cách mới. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo đội ngũ của bạn biết cách để thực hiện đúng, nhất quán.

Thương hiệu mới sẽ thất bại nếu nhân viên của bạn không tin rằng thương hiệu đó phù hợp với các giá trị và chiến lược kinh doanh của bạn. Chỉ khi nội bộ đồng điệu thì mới có thể đạt thành công.

6. Ra mắt thương hiệu mới

Khởi chạy ra mắt thương hiệu mới cần được thực hiện nhanh chóng, dứt khoát và giống như lần ra mắt ban đầu của bạn, thậm chí cần tốt hơn. Mục tiêu lần ra mắt này sẽ là cho mọi người biết thương hiệu của bạn đã thay đổi thay vì mục tiêu ban đầu để họ biết đến bạn.

Hãy cho họ biết lý do tại sao bạn làm mới thương hiệu và ý nghĩa của việc này đối với tương lai doanh nghiệp, để khách hàng luôn tin tưởng và ủng hộ bạn.

7. Nhận phản hồi

Sau khi ra mắt thương hiệu mới, bạn cần đánh giá và lắng nghe ý kiến của khách hàng về thương hiệu của mình. Việc làm này sẽ đánh giá sự đón nhận của khách hàng với sự thay đổi mới của thương hiệu. Cách tốt nhất là bạn có thể đánh giá thông qua sự tương tác của họ với thương hiệu với của mình.

Làm mới thương hiệu sẽ là một công việc lớn, đặc biệt quan trọng. Nó có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi và lo lắng rất nhiều. Nhưng đây cũng là một cột mốc đánh dấu giai đoạn mới mẻ, thú vị trong hành trình kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Thực hiện đúng, nó sẽ kích thích, thu hút khách hàng và đem tới giá trị tốt hơn theo mục tiêu bạn mong muốn. 

Qua bài viết này, bạn đã hiểu được khái niệm rebranding là gì và cách thực hiện quá trình rebranding. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được kiến thức này vào thực tế. Chúc bạn thành công.

Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Các bạn kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0889 922 600

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmarketingonline.vn

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCzT9f4tX-o4oQpVbHTdm_sA

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong