Cocoon được biết đến là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay ngày càng được người dùng quan tâm và tin tưởng. Để đánh giá chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu, thách thức cũng như cơ hội của Cocoon. Hãy tìm hiểu về mô hình Swot của thương hiệu hiện nay.
Phân tích mô hình SWOT của Cocoon
Điểm mạnh (Strengths) trong mô hình SWOT của Cocoon
Ở mô hình Swot, Cocoon hiện đang có rất nhiều điểm mạnh nổi bật. Trong đó có thể kể đến như nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nguồn gốc thiên nhiên ngày càng một tăng.
Bên cạnh đó, thị phần mỹ phẩm nội địa ngày càng tăng lên so với thị phần mỹ phẩm quốc tế. Người tiêu dùng có xu hướng chuộng sản phẩm từ nhiên nhiên, không gây kích ứng da. Đồng thời, việc bảo vệ tôn trọng sự sống của muôn loài cũng được chú trọng.
Ngoài ra, nhà nước cũng đang khuyến khích người Việt dùng hàng Việt. Trong khi đó xu hướng kinh doanh thương mại điện tử ngày càng phổ cập. Việc quảng bá thương hiệu trở nên dễ dàng trên các kênh truyền thông, mạng xã hội… Nhờ đó giúp thương hiệu cũng nhanh chóng tiếp cận được với khách hàng mục tiêu.
Điểm yếu (Weaknesses) trong mô hình SWOT của Cocoon
Hiện nay thị trường mỹ phẩm ngày càng cạnh tranh khốc liệt về mọi yếu tố về nguồn hàng, giá thành, các chương trình khuyến mãi. Vì vậy khiến Cocoon luôn phải cải tiến và tìm ra chiến lược tốt nhất.
Không chỉ vậy, mỹ phẩm quốc tế cũng ồ ạt gia nhập vào thị trường Việt với các thương hiệu cực nổi tiếng trên cả thế giới. Điều này cũng gây trở ngại cho Cocoon.
Với thời đại công nghệ hiện đại, đời sống người dân tăng cao. Người tiêu dùng cũng đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng cũng như giá trị mà sản phẩm mang lại. Mặt khác, tâm lý người Việt vẫn khá ưa chuộng trong việc dùng đồ ngoại.
Sau đại dịch Covit để khách hàng thường có thói quen mua hàng trên các nền tảng công nghệ. Vì vậy điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư quảng bá mở rộng để giúp sản phẩm tiếp cận nhanh chóng với người dùng.
Cơ hội (Opportunities) trong mô hình SWOT của Cocoon
Trong thế giới mỹ phẩm thì Cocoon là dòng sản phẩm có tính độc đáo riêng biệt bởi chiết xuất 100% từ thực vật và không sử dụng bất kỳ nguyên liệu từ động vật nào.
Bên cạnh đó, giá thành các dòng sản phẩm của Cocoon lại rất phải chăng, phù hợp với thu nhập ở mức trung bình, thấp của người Việt. Trong khi chất lượng mỹ phẩm lại đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Đây được coi là một lợi thế vô cùng lớn của thương hiệu mỹ phẩm này. Với đối tượng mục tiêu ở phân khúc trung bình là học sinh, sinh viên, văn phòng, công nhân… các sản phẩm của Cocoon sẽ nhanh chóng được đông đảo người dùng lựa chọn.
Hiện tại hệ thống Cocoon đang phủ sóng trên 1000 hệ thống và các cửa hàng mỹ phẩm lớn nhỏ trên khắp 63 tỉnh thành. Vì vậy khách hàng cũng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm của đơn vị.
Các nguyên liệu tạo ra sản phẩm rất thuần Việt và có sẵn trong nước. Điển hình như rau má, cà phê, bí đao .. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để Cocoon dễ dàng trong việc chủ động nguồn nguyên liệu.
Thách thức (Threats) trong mô hình SWOT của Cocoon
Về thiết kế, sản phẩm của Cocoon đậy trong hũ khá to, nắp đậy cũng không được chắc chắn nên khá khó khăn trong việc mang theo đi du lịch. Ngoài ra, bao bì sản phẩm cũng rất đơn giản, dễ bị làm nhái. Từ đó gây ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.
Ngoài ra, sản phẩm thiết kế ở dạng lọ nên khá mất vệ sinh hơn so với dạng tuýp. Các hạt tẩy trang khá to nên có thể gây rát nhẹ nếu thực hiện massage mạnh trên gương mặt. Chất kem của Cocoon cũng khá đặc nên rất tốn cho mỗi lần sử dụng.
Kết luận
Qua mô hình Swot của Cocoon sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về quá trình xây dựng, phát triển của thương hiệu này. Dĩ nhiên bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tồn tại nhiều thách thức bên cạnh những cơ hội và điểm mạnh của mình. Hy vọng Cocoon sẽ cải thiện được sản phẩm và đạt được thành công hơn nữa trong quá trình chinh phục người tiêu dùng.
Hãy tham khảo thêm nhiều chiến lược của các thương hiệu nổi tiếng khác tại phanmemmkt.net để có thêm ý tưởng kinh doanh cho thương hiệu mình.
Xem thêm:
- Phân tích mô hình SWOT của Vinamilk 2023 [Mới nhất]
- Phân tích mô hình swot của TH True Milk 2023 [Mới nhất]