Phân tích Chiến lược marketing của Milo – Thị trường sữa bột Việt Nam hiện ngày càng đa dạng hóa không chỉ với các loại sữa nội địa mà còn cả các loại sữa từ thương hiệu nước ngoài. Tuy mức tăng trưởng của ngành sữa này tăng 7% mỗi năm. Tuy nhiên phần lớn lại thuộc về những công ty nước ngoài như Nestle, Abbott, Mead Johnson…
Vậy nguyên nhân gì khiến công ty sữa bột nước ngoài lại có thể chiếm được ưu thế hơn công ty sữa Việt Nam. Hãy cùng Phần Mềm MKT phân tích chiến lược marketing của Milo của Nestle. Biết đâu nó có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích có thể ứng dụng cho đơn vị mình.
Tìm hiểu tổng quan về thương hiệu Milo
Milo là thương hiệu sản phẩm đồ uống bổ sung đến từ hãng FMCG nổi tiếng Nestle. Nó được phát minh từ Thomas Mayne một chuyên gia có quốc tịch Úc từ năm 1934. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, thương hiệu đồ uống này vẫn rất phổ biến và được người dùng yêu thích.
Hiện tại Milo đã có mặt trên rất nhiều quốc gia từ châu Mỹ, châu Á, châu Âu thậm chí là châu Phi. Tên của sản phẩm này được lấy cảm hứng từ tên của một vận động viên người Hy Lạp.
Thành phần của sữa Milo được kết hợp từ sữa, chocolate, mạch nha, tạo lên sự thơm ngon, béo ngậy làm ngây ngất lòng người. Ngoài chất lượng sản phẩm, chiến lược Marketing tiếp cận khách hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp Milo có thể vững mạnh và chiếm lĩnh được thị trường Việt mặc dù chỉ là một nhãn hàng nước ngoài.
Phân tích chiến lược Marketing của Milo – Chiến lược marketing Mix
Hiện tại Milo hiện là một trong những thương hiệu sữa rất được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới nói chung. Sự thành công của chiến lược Marketing Mix 4Ps mà thương hiệu này đã áp dụng.
Chiến lược marketing của Milo về sản phẩm (Product)
Trong chiến lược về sản phẩm, Milo luôn tạo ra được ấn tượng tốt về cả thiết kế, hương vị và chất lượng đối với khách hàng. Những sản phẩm được đóng gói với bao bì đẹp mắt, độc đáo, hương vị thơm ngon và đậm chất riêng. Thậm chí, loại hình sản phẩm này cũng được cấp bằng sáng chế. Điều đó cho thấy thương hiệu này thực sự chú trọng và đầu tư.
Bên cạnh đó, Milo cũng đa dạng hóa các loại sản phẩm để khách hàng không có cảm giác nhàm chán. Trong đó họ đã sản xuất ra rất nhiều sản phẩm khác nhau có thể kể đến như kẹo ngậm, bánh kẹp, sữa uống liền… Chúng đều mang hương vị rất riêng của Milo khiến người dùng ấn tượng ngay từ giây phút ban đầu.
Ngoài ra, bảng dinh dưỡng cũng là điểm cộng lớn của thương hiệu đồ uống này. Để tạo ra được những sản phẩm tốt, chất lượng đến tay người dùng. Milo luôn cố gắng xây dựng và cam kết cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo chuẩn khoa học. Sự cam kết này đánh trúng tâm lý của những khách hàng nhỏ tuổi, lớn tuổi cần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Chiến lược marketing của Milo về giá (Price)
Trong chiến lược định giá, chiến lược của Milo đã định giá hướng đến khách hàng mục tiêu là phụ huynh có con từ 6 đến 14 tuổi. Vì vậy mức giá của sản phẩm sẽ phù hợp với kinh tế, tài chính của đối tượng này. Mức giá này không quá đắt đỏ , vẫn phục vụ tốt được nhu cầu và làm hài lòng tuyệt đối khách hàng.
Thông thường một lốc Milo sẽ có chi phí đắt hơn các lốc sữa tươi khác từ 2 đến 3 nghìn đồng. Việc định giá ở mức vừa phải này giúp Milo dễ dàng cạnh tranh được với các đối thủ. Nhờ đó giúp bán được hàng và cũng tăng khả năng nhận diện vì sức mua cao.
Chiến lược marketing của Milo về phân phối (Place)
Tại thị trường Việt Nam, Milo cũng đã có sẵn nhiều nhà máy, trung tâm phân phối lớn do trực tiếp tập đoàn Nestle điều hành. Trong chiến lược này, Milo cũng áp dụng hai kênh khác là bán buôn và bán lẻ.
Ngoài ra họ cũng hợp tác với rất nhiều đại lý, cửa hàng, trung tâm thương mại trên toàn quốc để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Một số kênh thương mại lớn mà Milo hợp tác có thể kể đến như Tiki, Shopee, Lazada…
Phân tích chiến lược marketing của Milo về chiến lược xúc tiến (Promotion)
Trong chiến lược truyền thông Milo cũng sử dụng nhiều hình thức marketing để tiếp cận khách hàng. Trong đó điển hình như những video, TVC quảng cáo thu hút hấp dẫn người xem.
Trong đó họ cũng nêu rõ thành phần, đối tượng sử dụng của sản phẩm để khách hàng nắm rõ và thúc đẩy nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động quảng bá này còn được mở rộng trên nhiều phương tiện như báo đài, tivi, biển quảng cáo…
Ngoài ra họ cũng đẩy mạnh chiến lược khuyến mãi để tăng doanh thu cho mình. Tổ chức các sự kiện tiêu biểu như thể thao trên đất nước mà mình có mặt. Họ tài trợ cho các giải đấu từ nhỏ đến lớn để nâng cao tên tuổi cũng như quảng cáo hình ảnh trở nên phổ biến.
Đồng thời gắn kết sản phẩm của mình với các hoạt động thể thao, rèn luyện sức khỏe để tạo được thiện cảm trong lòng khách hàng. Milo cũng sử dụng các ấn phẩm truyền thông mang nội dung có ích cho trẻ em, thanh thiếu niên. Nhằm gây thu hút ngầm tạo ấn tượng mạnh về độ uy tín của nhãn hiệu cho người mua.
Cuối cùng mạng xã hội cũng là mắt xích quan trọng trong chiến lược marketing mà Milo hướng đến. Milo cũng vận dụng chiến lược của mình trên các nền tảng Instagram, Youtube, Facebook.. nhằm tiếp cận khách hàng để tăng doanh số tối đa..
Các chiến dịch tiêu biểu như “Năng động Việt Nam”, chiến dịch tài trợ để tạo giá trị cho cộng đồng Việt cũng được thực hiện để gây sự chú ý lớn trong cộng động Việt.
Kết luận
Ngoài chất lượng thì chiến lược marketing chính là yếu tố quyết định khiến Milo luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng người tiêu dùng Việt. Đến nay, thị phần của nhãn hiệu này cũng chưa hề có sự giảm sút. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về marketing cho doanh nghiệp mình.
Xem thêm:
- Phân tích chiến lược marketing của Phúc Long Coffee & Tea 2023
- Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk 2023
- Phân tích chiến lược marketing của starbucks tại Việt Nam 2023
- Phân tích chiến lược marketing của Cocoon 2023 [Mới nhất]