Nike là một trong những nhãn hiệu lớn nổi tiếng nhất Việt Nam trong ngành thể thao. Với hơn 50 năm hình thành, phát triển, Nike đã đạt được rất nhiều thành công vững chắc sau hơn 50 hình thành, phát triển. Những kết quả đạt được này là do chiến lược marketing đầy sáng tạo và linh hoạt mà doanh nghiệp này đã xây dựng và áp dụng thành công.
Giới thiệu tổng quan về Nike
Nike là một trong những hãng thể thao nổi tiếng trên toàn thế giới. Thương hiệu này được thành lập vào ngày 25/1/1964 bởi Phil Knight và huấn luận viên là Bill Bowerman.
Năm 1960 khi nhận thấy giày chạy bộ của của công ty Tiger Nhật Bản có chất lượng rất cao trong khi giá thành gia công lại rất rẻ. Vì vậy ông đã quyết định bỏ ra 500$ để nhập khẩu giày về Mỹ.
Đến năm 1972, công ty của ông bắt đầu tự thiết kế ra những đôi giày thương hiệu Nike và ký kết hợp đồng gia công với những nhà may tại châu Á. Ở thời điểm này doanh thu của của Nike chỉ khoảng 3 triệu đô, đến 1986 đã tăng lên 1 tỷ USD.
Năm 2018, mức doanh thu tiếp tục tăng với con số khủng lên đến 36,39 tỷ USD với 73.100 công nhân trên toàn thế giới. Đặc biệt nhãn hiệu này cũng được đánh giá là thương hiệu giá trị nhất ngành kinh doanh thể thao.
Phân tích chiến lược Marketing Mix của Nike
Dưới đây là các chiến lược marketing Mix đã giúp đơn vị này thành công vượt trội như ngày hôm nay.
Chiến lược Marketing của Nike về sản phẩm (Product)
Đối với Nike thì Product luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của nhãn hiện này. Đơn vị này luôn luôn đổi mới, cải tiếng công nghệ để tạo ra những sản phẩm tốt về chất liệu, hoàn hảo về kiểu dáng, thiết kế. Nhằm bắt kịp xu hướng và chiều lòng được cả những vị khách khó tính.
Các sản phẩm chính của thương hiệu này gồm 3 loại là giày, thời trang ( trang phục, phụ kiện, trang sức). Mặc dù là nhà sản xuất chuyên về giày nhưng gần đây họ cũng đã đa dạng hơn về các sản phẩm của mình.
Các sản phẩm giày của Nike được chia thành các sản phẩm với mục đích riêng của từng đối tượng như giày thường ngày, tập gym, chạy bộ dạo phố. giày bóng rổ….
Các sản của Nike cũng được áp dụng những công nghệ cực hiện đại như ông nghệ đệm Nike Free, Công nghệ Nike Air/ Air Max, Công nghệ đệm Lunarlon, Công nghệ Nike Flyknit.. Điều này cho thấy, thương hiệu này luôn có sự đầu tư nghiêm túc để tạo ra những sản phẩm hoàn hảo nhất cả về chất lượng và chức năng.
Chiến lược Marketing của Nike về giá (Price)
Các sản phẩm của Nike được định giá ở mức cao. Điều này hoàn toàn phù hợp bởi những chi phí cho công nghệ, mô hình sản xuất hiện đại mà Nike đã đầu tư. Cơ chế để Nike định giá là dựa trên giá trị sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ xem xét nhận thức của người dùng về sản phẩm để đưa ra mức giá phù hợp. Ngoài ra, giá các sản phẩm của Nike cũng định mức giá tùy theo dòng sản phẩm cao cấp, độc quyền thì sẽ có giá cao hơn.
Tại Việt Nam, một đôi giày chính hãng Nike có mức giá giao động từ 1,5 đến 2 triệu đồng. Những sản phẩm có giá thấp hơn thường là giày tập gym, giày đi bộ. Phân khúc cao hơn thì sẽ là sản phẩm giày bóng đá và tennis.
Ngoài ra, những sản phẩm giày bóng rổ luôn có mức giá rất cao bởi nó được làm từ chất liệu, công nghệ tuyệt vời, thiết kế hoàn chỉnh ở mức độ cao nhất. Đặc biệt nó cũng là sản phẩm làm lên thương hiệu của đôn vị này.
Chiến lược Marketing của Nike về hệ thống phân phối (Place)
Thương hiệu Nike đã cho ra mắt rất nhiều kênh phân phối. Trong đó bao gồm cửa hàng bán lẻ, các trang bán hàng trực tuyến, hệ thống phân phối Niketown.
Trước đây Nike cũng phân phối các dòng sản phẩm qua đối tác bán lẻ. Tuy nhiên, hiện tại đơn vị này đang loại bỏ dần để tập trung bán hàng tại các trang website cũng như cửa hàng chính hãng. Việc đáng chú ý là Nike đã chấm dứt hợp đồng bán hàng trên Amazon vào năm 2019.
Chiến lược Marketing của Nike về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Để thực hiện các chiến thuật xúc tiến hỗn hợp, doanh nghiệp này đã sử dụng các chiến lược quảng cáo. Nhằm tạo ấn tượng cũng như truyền thông về sản phẩm để tạo ra tính thuyết phục để kích thích nhu cầu mua của khách hàng.
Nổi bật nhất hiện nay là chiến lược marketing cảm xúc. Nike dùng hình ảnh của người nổi tiếng cũng như đa dạng các kênh quảng bá trên mạng xã hội, quảng cáo truyền cảm hứng để thu hút khách hàng.
Nike cũng đã tài trợ cho rất nhiều các CLB hàng đầu, các vận động viên, CLB trường đại học, trung học, địa phương để tạo độ phủ sóng rộng khắp mọi nơi. Trong chiến lược sử dụng người nổi tiếng, Nike luôn làm việc với những vẫn động viên xuất sắc trong môn thể thao mà họ thi đấu
Từ năm 2004, Nike bắt đầu thử nghiệm việc quảng cáo trên mạng xã hội và cắt giảm các chi phí cho loại hình quảng cáo truyền thông. Nhờ đó, thương hiệu thể thao này đã nhanh chóng trở thành 1 trong những doanh nghiệp mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Ngoài tài trợ cho những giải đấu bóng rổ, từ World Cup năm 1994, Nike đã chính thức lấn sân sang bóng đá và cạnh tranh với adidas, Puma- những nhà tài trợ truyền thống của các giải đấu bóng đá.
Với chiến lược marketing Mix, Nike đã luôn khẳng định vị thế của mình trên thị trường đồ thể thao. Đây cũng là chiến lược rất hay và giá trị để những thương hiệu khác có thể học hỏi. Hãy tiếp tục cập nhất các chiến lược mới của Nike tại Phanmemmkt.net để nắm rõ về bước phát triển của thương hiệu này.
Xem thêm:
- Phân tích chiến lược marketing của Vinfast 2023 [Mới nhất]
- Phân tích chiến lược marketing của MB Bank 2023 [Mới nhất]
- Phân tích chiến lược marketing của durex 2023 [Mới nhất]
- Phân tích chiến lược marketing của Baemin tại Việt Nam 2023
- Phân tích chiến lược marketing của lifebuoy 2023 [Mới nhất]
- Phân tích chiến lược marketing của BIDV 2023 [Mới nhất]
- Phân tích chiến lược Marketing của Biti’s 2023 [Mới nhất]