Cũng như những thương hiệu đồ uống nổi tiếng khác, để có được thành công vang dội như ngày hôm nay, Mirinda cũng đã nỗ lực hết mình để đổi mới, cải tiến chất lượng, dịch vụ. Đặc biệt việc xây dựng chiến lược marketing cũng là một phần mang đến thành công của thương hiệu này. Hãy cùng Phần mềm Marketing khám phá chiến lược marketing của Mirinda ngay sau đây:
I. Tìm hiểu tổng quan về thương hiệu Mirinda
Mirinda là một thương hiệu nước giải khát được sáng lập ở Tây Ban Nha vào năm 1959 và thuộc quyền sở hữu của PepsiCo. Hiện tại, Mirinda mang đến cho khách hàng những hương vị trái cây rất quen thuộc như cam, quýt, bưởi, dâu tây, táo. dứa, chuối, lựu, chanh, lê, dưa hấu, Vani, nho, me…
Trong đó hương vị cam chiếm phần lớn doanh số bán hàng của Mirinda trên toàn thế giới. Năm 1970, Mirinda thuộc quyền sở hữu của Pepsico và chủ yếu được thương mại hóa ở Hoa Kỳ.
Thương hiệu này hiện có các đối thủ cạnh tranh như Crush hay Sunkist của Dr Pepper Snapple Group, Tango của Britvic, Fanta của The Coca-Cola Company.
II. Phân tích chiến lược marketing của Mirinda
Dưới đây là những chiến lược mà Mirinda đã thực hiện để giúp tăng doanh thu, mở rộng thương hiệu đến người dùng.
1. Chiến lược marketing về sản phẩm của Mirinda (Product)
Với chiến lược sản phẩm, Mirinda đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm. Trong đó, tập trung và nghiên cứu thêm nhiều hương vị mới nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Hiện tại Mirinda đang cung cấp ra thị trường một số sản phẩm rất được ưa chuộng. Trong đó có thể kể đến như nước uống có ga Mirinda hương cam, vị soda kem, nước uống Mirinda xá xị, vị đá me.
Không chỉ tập trung trong việc nâng cao chất lượng hay hương vị sản phẩm, ở chiến lược này, Mirinda cũng rất chú trọng trong việc thiết kế bao bì với những màu sắc hấp dẫn năng động. Nhờ đó, khách hàng chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể nhận ra đó là sản phẩm của Mirinda.
2. Chiến lược marketing về giá của Mirinda (Price)
Ở chiến lược marketing về giá, Mirinda sử dụng 2 chiến lược gồm chiến lược giá cạnh tranh và chiến lược giá theo dòng sản phẩm.
- Hiện tại giá một chai nước ngọt Mirinda đang được bán ra là 8.500 cho 1 lon 330ml, 1 lốc 6 lon 330ml là 58.000 đồng, 1 thùng 24 lon với giá 218.000 đồng.
- Với hương xá xị, Mirinda đang để mức giá 8.400/1 lon 330ml, 6 lon 330ml giá 50.000 đồng, 24 lon 330ml với giá 190.000 đồng.
- Mirinda đang cung cấp sản phẩm nước ngọt hương đá me với giá bán lẻ 11.000 đồng/ lon 330ml, 1 lốc 6 lon giá là 62.000 đồng, 1 thùng 24 lon 330ml với giá 232.000 đồng.
3. Chiến lược marketing về phân phối của Mirinda (Place)
Hệ thống phân phối của Mirinda thể hiện ở độ bao phủ thị trường, mức độ cạnh tranh và cả thị phần của công ty. Do thương hiệu này thuộc tập đoàn PepsiCo nên các sản phẩm của Mirinda cũng được phân phối rộng khắp theo mạng lưới phân phối của tập đoàn này và cả tập đoàn liên doanh Suntory PepsiCo tại Việt Nam.
Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua các sản phẩm của Mirinda ở rất nhiều nơi như chợ, tạp hóa, hệ thống siêu thị lớn Mega Market Việt Nam, Lotte Mart, Emart, Vinmart, AEON Việt Nam, GO!, Co. opmart trên cả nước.
Bên cạnh đó, các sản phẩm đồ uống của Mirinda cũng được phân phối trên các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shopee…. Vì vậy nếu không có thời gian đến trực tiếp các cửa hàng, chị em cũng có thể đặt online nhanh chóng, tiện lợi.
4. Chiến lược marketing về xúc tiến của Mirinda (Promotion)
Ngay từ những năm đầu tiên mới ra đời, thương hiệu Mirinda đã có rất nhiều chiến dịch xúc tiến đặc biệt. Trong đó gồm chiến dịch “ Mirinda Woman” vào năm 1970.
Năm 1975 đến 1978, thương hiệu này cũng đưa ra chiến lược quảng cáo “Mirinda Craver” do Jim Henson sản xuất. Chiến dịch này nói về con quái vật có tên gọi Mirinda Craver rất thèm đồ uống Mirinda và có thể làm bất kỳ điều gì để có được một lon Mirinda.
Năm 1994 đến 1996, Mirinda lại tiếp tục tung ra chiến dịch “The Taste is in Mirinda” phối hợp cùng Blue Man Group. Một số thị trường như Mexico, chiến dịch này đã tái xuất hiện với định vị đa hương vị sang chỉ tập trung vào một hương vị cam.
Tất cả các chiến dịch quảng cáo của Mirinda đã được triển khai bởi nhà sáng tạo của BBDO và J. Walter Thompson của PepsiCo.
Ngoài ra, tại Ấn Độ Mirinda cũng bán được sản phẩm nước giải khát của mình với doanh số rất cao. Với chiến lược quảng cáo “Pagalpanti Bhi Zaruri Hai” làm khẩu hiệu. Chương trình được thực hiện bởi nữ diễn viên Ấn Độ Asin là đại sứ thương hiệu Mirinda.
Tại Việt Nam, năm 2015 sau khi doanh thu của Mirinda bị giảm sút mạnh do thương hiệu này bị coi là lỗi thời, không có sự gắn kết chặt chẽ với khách hàng mục tiêu. Trong khi Mirinda là thương hiệu vui tươi dành cho tuổi teen.
Dưới định vị thương hiệu cốt lõi đó, nhãn hiệu này đã lên kế hoạch và xây dựng chiến dịch “Bí mật bật mí dzậy mới dzui”. Nhằm quảng cáo hình ảnh trẻ trung, vui nhộn để kết nối lại với khách hàng mục tiêu. Đồng thời củng cố giá trị của thương hiệu và giúp thúc đẩy doanh thu tăng trở lại.
Ngân sách cho chiến dịch này là 200.000 đô la dành cho việc phân bổ 80% cho Youtube, Facebook, Zalo và 20% vào PR, microsite, digital, báo chí và trên các kênh online. Nhờ chiến dịch này đã giúp Mirinda nhanh chóng gắn kết lại với người tiêu dùng. Từ đó xây dựng lại thương hiệu và tăng hiệu quả kinh doanh.
Kết luận
Trên đây là những chiến dịch marketing đã được Mirinda áp dụng rất thành công. Hy vọng nó có thể giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng hay cho doanh nghiệp mình. Để tìm hiểu thêm nhiều chiến lược marketing của các thương hiệu nổi tiếng khác, hãy truy cập tại phammemmkt.net để tiếp tục cập nhật.
Xem thêm:
- Phân tích chiến lược marketing của Highland Coffee tại Việt Nam 2023
- Phân tích chiến lược marketing của Phúc Long Coffee & Tea 2023
- Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk 2023
- Phân tích chiến lược marketing của starbucks tại Việt Nam 2023
- Phân tích chiến lược marketing của Cocoon 2023 [Mới nhất]
- Phân tích chiến lược marketing của Milo tại Việt Nam 2023
- Chiến lược marketing của yakult tại Việt Nam có gì đặc biệt?